Quy định mới về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Ngày Đăng :
31/10/2018 - 9:37 AM
Theo quy định mới, Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43, là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như: Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường. Mục đích của việc báo cáo này là theo dõi quan trắc số liệu của công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích, tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.
Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường định kỳ) theo thông tư 43
- Thứ nhất: tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.
- Thứ hai: tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, … Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.
- Thứ ba: định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.
- Thứ tư: lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác. Tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể
Căn cứ pháp lý, hồ sơ cung cấp và những đối tượng cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường định kỳ)
1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số: 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ cần cung cấp:
Trong quá trình lập hồ sơ báo cáo quan trắc định kỳ cho quý doanh nghiệp thì Bình Minh Xanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án như sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao y có công chứng)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản vẽ hệ thống xử lý ô nhiễm đã thực hiện
- Biên lai tiền điện nước trong 3 tháng gần nhất của doanh nghiệp.
... Tùy vào doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm nhiều loại hồ sơ khác.
3. Đối tượng thực hiện:
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường định kỳ)sẽ áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường. Cụ thể là các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,... có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường định kỳ) theo đúng quy định hiện hành.
Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường định kỳ) theo thông tư 43
- Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.
- Bước 2: xác định nguồn ô nhiễm như: nước thải, khí thải, các chất thải phát sinh.
- Bước 3: thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở;
- Bước 4: liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá tổng quan chất lượng môi trường, nguồn tác động và ảnh hưởng ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án đang hoạt động.
- Bước 5: tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và phòng ngừa sự cố.
- Bước 6: cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm.
- Bước 7: hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu Thông tư số: 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
- Bước 8: gửi hồ sơ cho chủ doanh nghiệp ký, đóng dấu.
- Bước 9: nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.
Tần suất báo cáo số liệu quan trắc môi trường
Căn cứ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT có quy định về tần suất thực hiện báo cáo số liệu quan trắc môi trường như sau:
1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:
a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;
b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;
c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.
2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:
a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;
b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.
3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ:
a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.